Cùng dù Ngoại Thất tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của “ô dù” trong lịch sử trung hoa cổ đại

 

Ô dù trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của chúng ta có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác dụng cơ bản là cản gió che mưa. Tuy nhiên ngày xưa, ô dù còn mang nhiều ý nghĩa khác.

Ô dù tượng trương cho vinh hoa phú quý

Trong lịch sử, ô, dù là hình ảnh tượng trưng cho vinh hoa phú quý, do đó, thời cổ đại, trong dân gian có phong tục, khi các lang quân đi đón dâu đều sẽ mang ô theo. Ô giấy dầu trong tiếng trung là 油紙傘 (yóu) có âm đọc giống như , nghĩa là có,  (zhǐ) đọc giống  (zǐ) tượng trưng cho một lời cầu chúc cho người phụ nữ “sớm sinh hạ quý tử”, một lời cầu chúc tốt lành cho cặp vợ chồng mới cưới vào lúc đó.  được ghép lại từ chữ  (người) tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, con đàn cháu đống. Đây cũng là một phong tục tặng một chiếc ô tại buổi lễ trưởng thành cho người đàn ông trẻ 16 tuổi.

Bức vẽ xưa, ô giấy dùng trong cảnh đón dâu. (Ảnh: Wikipedia)

Trong cuốn “Cổ kim chú, dư phục” của Thôi Báo Trứ thời nhà Tấn, có viết: “Trong trận chiến Trác Lộc, khi Hiên Viên hoàng đế chiến đấu với Xi Vưu, đã dùng một chiếc hoa cái ngũ sắc tường vân, kim chi ngọc diệp”.

Hoa cái (lọng dù) mang ý nghĩa “cát tường như ý”, “ngũ sắc tường vân” chỉ đám mây năm màu, ý chỉ “Trời phái Hoàng Đế (được coi là Thủy tổ người Hán) xuống để bảo hộ vùng đất Trung Hoa. Do đó, sau này, mỗi khi hoàng đế xuất hành, lúc nào cũng mang theo lọng dù, trừ ý “cát tường như ý”, còn là đại biểu cho hoàng quyền,  mang ý nghĩa che chở cho lê dân bách tính.

Chiếc lọng được khai quật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Tinh Hoa)

Lọng dù là một trong những đồ nghi trượng (những món đồ mà đội hộ vệ mang theo khi vua, quan lại đi tuần hành thời xưa) không được phép thiếu. Quy tắc khắt khe, do đó, màu sắc, kích thước lớn nhỏ v.v. đều phải phù hợp.

Ô dù được tạo ra bởi ai?

Kể rằng, vào thời Xuân thu (từ năm 722-481 TCN), có một vị nghệ nhân thợ mộc nổi tiếng tự Lỗ Ban, ông thường sáng sớm tinh mơ đã phải ra ngoài làm việc, do đó thường bị sương sớm làm ướt người. Vân thị, phu nhân Lỗ Ban thấy phu quân khổ cực quá, nên đã nghĩ ra một loại vật dụng dùng để che mưa. Bà lấy tre mài nhẵn nhỏ lại làm cán, ở trên đầu cán thì để một lớp da thú phủ lên, nhìn hình dạng thì rất giống với cái “đình để nghỉ chân”, hơn nữa lại còn có thể mở ra đóng vào tự nhiên, sau này loại này được gọi là “”.

(Ảnh: alicdn)

Trong “Tán vật kỷ nguyên” có viết: ”[Thái công binh pháp] viết: Ngày mưa không có tấm màn để che, đầu thời Chu cũng chưa có. [Thông tục văn] viết: Dùng tấm lụa để che mưa, coi thành một loại vật đi mưa, thời Tam Đại cũng dùng như thế”. Cho thấy, rất lâu về trước, những năm đầu tiên, người cổ đại thường lấy lông chim, tơ lụa v.v. chế tạo thành “dù”. Cho đến thời Đông Hán, một người tên Thái Luân đã phát minh ra giấy, từ đó, “dù lụa” được thay thế bằng “dù giấy”.

Kỳ thực, ô giấy dầu xuất hiện đầu tiên vào năm nào, không ai rõ, chỉ biết, từ thời nhà Đường đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên sử dụng; thời nhà Tống gọi là “lục du tán” đến nhà Minh thì dù đã trở thành một vật dụng thiết yếu trong gia đình.

Ô, dù do vợ Lỗ Ban phát minh ra.

 (Ảnh: soundofhope)

Từ thời nhà Đường, ô dù giấy được sử dụng rất phổ biến

Thời Đường, công nghệ sản xuất giấy đã rất phát triển, việc sử dụng giấy trở nên rât thịnh hành trong xã hội lúc bây giờ. Có một vị thợ mộc đã quét một lớp dầu lên mặt giấy, từ đó chế thành loại “ô giấy dầu”. Khi mưa, liền mở dù ra che mưa, cả Trường An đều có thể trông thấy. Khi giấy Tuyên Thành, một loại giấy dùng để vẽ tranh, viết thư pháp, xuất hiện, người ta liền sử dụng giấy Tuyên Thành làm thành mặt dù, còn đặc biệt trên mặt dù vẽ tranh hoặc viết chữ lên đó.

Ô giấy dầu truyền sang các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc,… (Ảnh: Wikipedia)

Khi ô giấy dầu được truyền vào các nước khu vực lân cận như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào cùng với các địa khu khác, do mỗi địa phương có một nền văn hóa tập tục khác nhau, do đó có phong cách sử dụng, hình thức cũng không giống nhau. 

Ô cổ của Thái (Ảnh: depositphotos)

Ví như, ở Nhật Bản, người ta gọi đó là “Đường dù”. Bây giờ thường được sử dụng như một món phục sức không thể thiếu gắn liền với các geisha và maiko mỗi khi biểu diễn.

Một số mẫu dù ở Nhật Bản

 (Ảnh: pixabay)

Đến thời Tống, vì người ta thường lấy sắc xanh lục làm màu chủ đạo, do đó thời này, gọi là “lục du tán”. Như trong bức tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” miêu tả cảnh chợ trong kinh thành sầm uất, náo nhiệt, thấp thoáng hình ảnh những chiếc “lục du tán” đựợc người dân sử dụng trong đây.

Một số mẫu dù được vẽ tranh lên (Ảnh: gdyzs)

Đến thời nhà Nguyên, do phát minh ra loại vải bông, từ đó cũng xuất hiện một loại dù mới, gọi là “dù vải dầu”. Từ sau nhà Nguyên,”dù giấy dầu” và “dù vải dầu” là những món đồ trọng yếu trong mỗi gia đình.

Dù vải bố 

(Ảnh: lyglw)

Thời kỳ Minh Thanh, trong dân gian, dù giấy dầu được sử  dụng rất rộng rãi, trở món đồ gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người dân. Các nhà thư họa rất ưa thích phóng bút sáng tác, có thể là thơ, họa, thư pháp v.v. 

Tháng 3 năm 2005, tại một buổi đấu giá ở Mỹ, chiếc dù được Văn Chinh Minh (1470-1559) họa một bức tranh sơn thủy đươc đem bán đấu giá lên đến 980 nghìn đô. Chỉ đáng tiếc, hiện nay, những tác phẩm của danh gia này được lưu truyền lại rất là ít.

Từ sau nhà Thanh đến năm 1970, ô giấy dầu là vật dụng dùng để che mưa chắn gió thiết yếu của người dân

Tác phẩm được bán đấu giá 980 nghìn đô của danh họa Văn Chinh Minh

 (Ảnh: gdyzs)

Thế kỷ XVIII Tây phương mới bắt đầu sử dụng dù che

Đến thế kỷ XII, trong tiếng anh mới xuất hiện từ “Umbrella”, được mượn từ trong ngôn ngữ La-tin “Umbra” có nghĩa là che nắng. Mục đích ban đầu khi tạo ra “dù” là để che nắng.

Năm 1747, có một vị thương nhân người Anh tên Jonas Hanwei đến Quảng Châu mua hàng, sau đó phát hiện người Trung Quốc dùng dù giầy dầu đi mưa, khi tạnh thì có thể đóng ô lại mang theo người, thật sự rất tiện lợi, do đó, trước khi quay về nước, ông đã mua một cái mang về. 

Sau khi về nước, có một hôm trời mưa rất to, Jonas liền lấy chiếc dù mua từ bên Trung Quốc mở ra dùng. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Anh thời bấy giờ, mưa chính là thiên ý của Chúa, dùng vật che mưa chính là không tuân theo lời dạy của Chúa. Vì vậy người đàn ông này đã bị mọi người xúm vào chỉ trích, thậm chí còn có người ném trứng gà vào người Jonas.

Thậm chí có những người đánh xe ngựa cho rằng Jonas cố ý muốn phá chuyện làm ăn của họ, cho nên đã lên tiếng uy hiếp Jonas. Nhưng Jonas không cảm thấy xấu hổ, ông vẫn tự hào dùng chiếc ô lớn những những ngày nắng hay là mưa.

Jonas vẫn dũng cảm sử dụng dù che mưa, mặc cho những lời mắng nhiếc. (Ảnh: Sohu)

Tuy vậy, dù vấp phải nhiều phản đối, nhưng cũng không thể hoàn toàn phủ nhận sự tiện dụng của ô dù, do đó nó ngày càng càng được sử dụng rộng rãi.

Cuối cùng, 50 năm sau đó, ô dù đã được phần lớn quý cô chấp nhận sử dụng. Sau 50 năm nữa, các quý ông người Anh đã sử dụng chúng và đây không còn là một vật dụng đặc biệt dành cho phụ nữ. Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, ô đã xuất hiện trên đường phố London.